Lịch sử của Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
Diện chẩn là gì
Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu.
Diện chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu trên khuôn mặt |
Có thể định nghĩa Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người trên khuôn mặt, từ đó có thể phát hiện và tác động trong việc gia tăng sưc khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh.
Qua nghiên cứu cho thấy khuôn mặt được xem như là điểm thông tin và kiểm soát toàn bộ các hoạt động của cơ thể, dựa trên sự phản chiếu và đồng ứng với các bộ phận ngoại vi và nội tạng của cơ thể. Mỗi điểm phản xạ trên khuôn mặt sẽ phản ảnh một cơ quan tương ứng. Từ cơ sở này, ta có thể tác động lên các huyệt đạo trên khuôn mặt để tạo sự biến chuyển trên các cơ quan đó.
Hiện nay, Diện Chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, từ đó có thể tác động trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân vì Diện Chẩn là một dạng phản xạ học đa hướng và đa hệ, nó khác biệt với phản xạ học cổ điển có tính nhất hướng.
Tại sao gọi là Diện Chẩn Điều Khiển Liệu pháp ?
Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.
Việc điều khiển gây ra những tác động cũng giống như ta điều khiển cái remote của các loại máy móc ( TV, Máy Lạnh, Quạt máy...) để khởi động hay tắt các hoạt động. Khi ta tác động lên các huyệt đạo cũng chính là việc khởi động cho quá trình điểu chỉnh trên các bộ phận của cơ thể , tạo ra những biến chuyển cho toàn bộ hệ thống sức khỏe của người bệnh.
Lịch sử phương pháp Diện Chẩn
Trong lịch sử Y học Thế giới đã có một số phương pháp tương tự với DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP(FACY) nếu xét qua về mặt hình thức – vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) – trong khi FACY dựa trên nguyên tắc PHẢN CHIẾU (REFLECTION) là một hình thức tương tự PHÓNG CHIẾU NHƯNG ĐA CHIỀU (MULTI - DIRECTION) TRONG KHI PHẢN CHIẾU CHỈ CÓ MỘT CHIỀU TRÊN MỘT MẶT PHẲNG DUY NHẤT. PHẢN CHIẾU (REFLECTION) CÓ THỂ GỌI LÀ PHẢN XẠ NHIỀU CHIỀU VÀ ĐA HỆ (MULTISYSTEM). DO ĐÓ NÓ CŨNG KHÁC PHẢN XẠ CỔ ĐIỂN LÀ PHẢN XẠ ĐƠN HỆ.
Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Médecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1980) phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonasale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, thủ châm (Manopuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc nhũng điểm tương ứng với các bộ phận của cơ thể, dùng để chuẩn đoán hay trị bệnh.
Diện chẩn là phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu sáng lập
Trong khi đó, Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp ( DC – ĐKLP -Réflexologie faciale) là một phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu tìm tòi và xây dựng nên cách đây 13 năm (từ đầu năm 1980 tại Thành Phố Hồ Chí Minh). với xuất phát điểm từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục (vulgaire) trong dân gian.
Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường rất tốt cho việc nghiên cứu đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều dịp quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân cũng như có điều kiện để châm từng mũi kim trên các huyệt ở MẶT để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng MẶT với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời đề xác minh cho các giả thuyết của mình về sau này. Qua đó tác giả phát hiện ra những dầu mối quan hệ giữa những điểm trên MẶT và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt là tác giả đã nghiên cứu khám phá ra những bí ẩn của BỘ MẶT theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).
Có thể nói DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP (FACY) là phương pháp xây dựng theo một hướng đã định trước dựa trên một phương pháp luận đã có ngay từ bước đầu. Thật vậy, những nguyên tắc tìm ra huyệt hay Đồ hình một cách chính xác và mau chóng đã được tác giả khám phá và xây dựng từ những câu nói đơn giản của cổ nhân, chủ yếu trong lãnh vực Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học Đông phương và Việt Nam.
“ Còn việc khám phá và vẽ ra các Đồ hình trên Mặt (và sau này trên toàn thân) tức là những vùng phản xạ được hệ thống hóa một cách nhất quán là do tôi vận dụng một trong những quy tắc cốt yếu và đồng thời cũng là quy tắc đầu tiên để khám phá và thiết lập Đồ hình. Đó là quy tắc ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỰ (Correspondance en même forme). Phải nói chính nhờ quy tắc này mà tôi khám phá ra nhiều Đồ hình phản chiếu một cách rất dễ dàng và nhanh chóng.
Việc xác nhận giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG là đúng, xảy ra vào sáng ngày 26 tháng 03 năm 1980 trên bệnh nhân nghiện ma túy tên là Trần Văn Sáu tại trường Fatima, Bình Triệu. Như các trường hợp nghiện ma túy khác, bệnh nhân rất đau ở cột sống thắt lưng khi lên cơn nghiện ma túy. Thế mà chỉ sau hơn một phút kể từ khi tác giả châm một mũi kim vào đầu mũi (tương ứng với thắt lưng đang bị đau của bệnh nhân theo quy tắc CHÂM VÀO BẤT THỐNG ĐIỂM (điểm không đau) thì một sự kỳ diệu xảy ra là bệnh nhân giảm đau cột sống thắt lưng một cách rõ nét đến mức giảm đau nhiều hơn là châm vào điểm đốt sống thắt lưng ở đối vành tai theo Nhĩ châm (cũng châm vào điểm không đau) cũng để trị cơn đau cột sống thắt lưng của anh ta. Ngoài ra, còn có hiện tượng đặc biệt là có một đường dẫn truyền như kiến bò chạy từ nơi châm vòng qua đầu đến nơi đang đau ở cột sống thắt lưng ngay sau khi châm, nghĩa là điều này đã chứng minh được giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG) là chính xác.
Từ những Đồ hình phản chiếu ở trên Mặt được khám phá và vẽ ra trong vòng 3 năm (từ năm 1980 đến 1983) với 22 hệ, cho đến những hệ thống Đồ hình phản chiếu trên DA ĐẦU được tìm ra năm 1988 và hệ thống phản chiếu CÁC BỘ PHẬN Ở TOÀN THÂN (năm 1989), kể cả hệ phản chiếu trên LOA TAI với nhiều Đồ hình khác nhau (tất nhiên là khác với Đồ hình Bào thai lộn ngược của BS Nogier) đều có sự đóng góp chủ yếu của thuyết ĐỒNG ỨNG. Trong phương pháp DIỆN CHẨN FACY còn có nhiều thuyết khác, như thuyết PHẢN CHIẾU, ĐỐI XỨNG, GIAO THOA, BẤT THỐNG ĐIỂM, TAM GIÁC, NƯỚC CHẢY VỀ CHỖ TRŨNG … Tất cả đều góp phần vào việc xây dựng phương pháp. Nhưng có một điều cần được nhấn mạnh ở đây là hầu hết những thuyết nền tảng của phương pháp đều được gợi ý từ những lãnh vực ngoài Y học chính thống mặc dù trong việc kiến trúc toàn bộ phương pháp đều có sự góp mặt của ba dòng Y học.
Diện chẩn là phương pháp được bổ sung từ nhiều ngành khoa học
Y học cổ truyền, Y học hiện đại và Y học Dân gian. Đây có lẽ là nét đặc thù của phương pháp DIỆN CHẨN (FACY) so với các phương pháp tương tự khác đã có trên thế giới trước đây. Vì rõ ràng từ xuất phát điểm cho đến việc tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết không đi theo chiều dọc thẳng từ Y học xuống mà lại đi theo chiều ngang từ các ngành Khoa Học Nhân Văn như Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học, Tướng học … Sau đó được bổ sung bằng các chất liệu khác như điều khiển học, Hình học, Trường sinh học, Vật lý học v.v…
Diện chẩn là phương pháp tổng hợp từ nhiều ngày khoa học
Tóm lại, DIỆN CHẨN (FACY) không phải là một sản phẩm đơn thuần Y học mà là kết quả tổng hợp của nhiều ngành khác trong đó chủ yếu là văn hóa và triết học Đông phương (như Phật, Khổng, Lão, Thiền, Dịch học …) có thể nói là đứa con tinh thần của Văn hóa Việt Nam với tính TỔNG HỢP, CHIẾT TRUNG VÀ SÁNG TẠO NHUẦN NHUYỄN. Chúng tôi gọi nó là Y ĐẠO (I’TAO) hay là Y HỌC - VĂN HÓA - TRIẾT HỌC vì nó không dừng ở chỗ Y-thuật hay Y-đức, mà cái nó nhắm tới là không chỉ đem lại SỨC KHỎE CHO THÂN THỂ VÀ TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI MÀ CÒN GIÚP MỞ MANG TÂM TRÍ (MINH TRIẾT HƠN) RỒI THÔNG QUA VIỆC CHỮA BỆNH CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI MÀ DẦN DẦN ĐẠT LÝ CỦA TRỜI ĐẤT VÌ CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ LÀ MỘT (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT) CHO NÊN THẤU HIỂU MÌNH TẤT SẼ HIỂU CÁI LÝ CỦA TRỜI ĐẤT. Ngoài ra nó còn giúp mở rộng sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau (vì theo NHẤT NGUYÊN LUẬN, TẤT CẢ LÀ MỘT), đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa thế giới. Còn xét về mặt hình thức thì nó là tổng hợp của Phản xạ học, châm cứu và Xoa bóp. Tuy nhiên, có lẽ nó gần gũi với Phản xạ học nhiều hơn, nhưng là một Phản xạ học mới : PHẢN XẠ ĐA HỆ (nếu có thể gọi được như vậy để phân biệt với Phản xạ học cổ điển hay là PHẢN XẠ ĐƠN HỆ) hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Réflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì KHÔNG DÙNG THUỐC CŨNG KHÔNG DÙNG KIM CHÂM MÀ CHỈ DÙNG MÀ CHỈ DÙNG TAY HAY DỤNG CỤ (như : cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một hình thức của Y TẾ CỘNG ĐỒNG (La Santé Commune) vì có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu.
GSTSKH. Bùi Quốc Châu (dienchan.com)